Những tượng đài đã mất: Đường sắt Việt Nam đi vào lịch sử
“Muốn tìm hiểu về Đường sắt VN à, vậy phải đi hỏi Lê Khắc Chính, người đội trưởng tới 17 năm, được ghi tên trong sách kỷ lục của FIFA đấy…”, rất nhiều danh thủ một thời đã nói vậy khi tôi nhắc đến đội bóng này.
Đội bóng ĐSVN trên sân Thống Nhất năm 1976 – Ảnh: tư liệu
Vô địch giải VĐQG đầu tiên năm 1980
Đường sắt VN (ĐSVN), thành lập năm 1956 có tên gọi ban đầu là đội bóng Tổng cục Đường sắt, đến năm 1989 thì đổi thành ĐSVN, với những danh thủ như ông Vũ Quang Minh (cha ruột cầu thủ Vũ Minh Hiếu), Vũ Văn Bích (tự Bảy), Nguyễn Văn Quỳ, Nguyễn Văn Lợi, Đoàn Văn Đạt…, nhưng nhắc đến ĐSVN người ta thường hay nhớ đến tên Lê Khắc Chính bởi ông có thời gian rất dài gắn bó với đội bóng này, hoặc nhớ về thế hệ vàng với những cái tên đi vào lịch sử như HLV Trần Duy Long, các cầu thủ Phạm Kỳ Thụy, Mai Đức Chung, Lê Thụy Hải, Hoàng Gia, Nguyễn Minh Điểm, thủ môn Nguyễn Trường Sinh, Nguyễn Ngọc Phương…
Trong số các đội bóng miền Bắc thời trước, cả về thành tích lẫn sự mến mộ, tên tuổi của ĐSVN chỉ đứng sau Thể Công. ĐSVN cùng Thể Công, Công an Hà Nội (CAHN) chung sân nhà Hàng Đẫy, là 3 đội bóng kỳ phùng địch thủ của nhau. Có điều gần như kỵ rơ là ĐSVN cứ gặp Thể Công của Thế Anh, Cao Cường là thua nhiều, chẳng mấy khi thắng, nhưng gặp CAHN của Từ Như Hiển, Lê Văn Đặng… là thắng.
ꦚ Thể Công cùng ĐSVN hồi đó làm nên những trận cầu quyết liệt mà đẹp mắt trên sân Hàng Đẫy. Mùa giải năm 1980, Thể Công xin rút không tham dự, ĐSVN vượt lên tất cả các đội bóng trong nam ngoài bắc, giành chức vô địch giải bóng đá vô địch toàn quốc lần thứ nhất sau khi thắng Hải Quan 1-0 và CAHN 2-1 trong trận cuối cùng (đá vòng tròn). Ông Lê Khắc Chính nhớ mãi, với chiến tích đó, mỗi cầu thủ được thưởng một miếng vải bò to, mang về may quần áo diện rất “oách”.
Chuyến đi lịch sử
Ở phòng khách, ông Lê Khắc Chính đặt trang trọng tấm ảnh chụp đội bóng ĐSVN năm 1976 trên sân Thống Nhất, lồng trong khung. Ông Chính bảo: “ĐSVN là đội bóng miền Bắc đầu tiên du nam ngay sau ngày đất nước thống nhất. Được vào nam thi đấu, đá sân Thống Nhất rồi đi mấy tỉnh phía nam, háo hức lắm. Vào đó, đá với Tư Lê, Tam Lang, Cù Sinh, Cù Hè… toàn tên tuổi lừng lẫy bóng đá miền Nam vui lắm”. Lúc đó, ĐSVN đã thắng Cảng Sài Gòn 2-0 do Mai Đức Chung và Lê Thụy Hải ghi, thắng Tây Ninh 2-0, Đồng Tháp 2-0, Hậu Giang 3-1 và chỉ chịu thua Hải Quan 1-2, trong đó Nguyễn Văn Lộc ghi bàn dẫn trước cho ĐSVN nhưng Cù Sinh và Hồ Thanh Cang đã giúp Hải Quan giành chiến thắng. Các trận đông nghẹt người xem, khán giả tràn ra sát đường biên để được tận mắt chứng kiến những ngôi sao bóng đá của miền Bắc.
💝 Ngoài chuyến du nam, đội còn “ngồi tàu cả tháng trời” như lời kể của ông Chính, sang tận Trung Quốc, thắng tuyển Thanh niên Bắc Kinh 2-1, chỉ thua Bát Nhất 1-2 trong thế trận giằng co, rồi còn có những trận đấu giao hữu với những đội bóng của các nước thuộc Liên Xô cũ. Nhắc đến những thành công làm nên tên tuổi của ĐSVN, phải nhắc đến sự nhiệt tâm của cựu Tổng cục trưởng ĐSVN thời bấy giờ là ông Hà Đăng Ấn, người chủ trương “đội bóng của ngành đường sắt là phải chắc, phải mạnh và phải luôn tiến lên phía trước”.
Chỉ còn trong ký ức
Thời huy hoàng của ĐSVN suốt thập niên 1980 kéo sang đầu những năm 1990, như sau lần VĐQG năm 1980, ĐSVN còn giành á quân Cúp QG năm 1993 sau khi thua Quảng Nam – Đà Nẵng. Tiếp nối thế hệ vàng ở trên, ĐSVN còn có những cái tên đã nỗ lực duy trì truyền thống cho đội như Nghiêm Xuân Mạnh, Nguyễn Cao Vinh… Họ cùng nhau bảo vệ màu cờ sắc áo cho đến khi nền kinh tế thị trường thay cho bao cấp thì những chuyển đổi về cơ chế và những rào cản trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành không thể giúp đội tồn tại. Đến năm 2000, ĐSVN giải thể, chuyển thành đội bóng Ngân hàng Á Châu, rồi chuyển thành Hà Nội ACB.
🦂 Ông Lê Khắc Chính sau khi giải nghệ đảm nhận công việc phụ trách Công ty cổ phần bóng đá Hà Nội ACB. Sau nhiều lần chuyển đổi, CLB này giờ đây cũng không còn tồn tại. Những gì còn lại của ĐSVN danh tiếng một thời, nay chỉ còn trong ký ức.